Cổng thông tin điện tử Kiên Giang

Tin tức sự kiện

Xem với cỡ chữAA

Còn người nghèo bệnh tật, lòng tôi còn canh cánh

(09:15 | 19/04/2021)

Có lẽ trong chúng ta ai cung biết,con người sinh ra, ai cũng có trong mình những bản năng sống làm sao tốt cho mìnhvà cho cộng đồng. Biết xúc cảm và thương yêu người yếu thế và bất hạnh. Thế nhưng muốn chia sẻ và giúp họ bớt đi được những nỗi khổ hạnh hay không là một việc làm không dễ. Không phải nói được, nhưng ai cũng làm được. Trong số đó thật ra chưa nhiều lắm. Vì vậy, khi nhận ra được những tấm lòng nhân ái đó, chúng ta thật sự coi như những bông hoa đẹp tuyệt vời trong xã hội và là cây “cổ thụ” che chắn bảo bùng cho những con người bất hạnh.

Vâng, cô Chín Liên là người phụ nữ như thế và làm được như thế. Từ khi mới thành lập Hội BTBNN năm 2003, đến Đại hội nhiệm kỳ I với cương vị là Phó Chủ tịch, cô cùng tập thể Hội vận động và triển khai có hiệu quả nhiều chương trình thiết thực, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho nhiều gia đình nghèo khó, bất hạnh. Phẫu thuật đem lại ánh sáng cho gần 16.000 người (trong đó gần 3.000 người Campuchia). Mổ tim bẩm sinh cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn miễn phí cứu sống 251 cháu tại viện tim TP.HCM. Hội vận động hơn 2.000 xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật để làm phương tiện mưu sinh, vượt qua khó khăn. Khám và chữa trị bệnh phụ khoa cho phụ nữ nghèo gần 22.000 người, ( trong đó có 897 chị em CPC). Phẫu thuật, xạ trị cho hơn 1.000 chị em mắc bệnh u xơ tử cung, u nang buồn trứng… khám cấp thuốc miễn phícho 44.737 lượt bệnh nhân nghèo và làm thủ tục chuyển viện cho những bệnh nhân nặng về tuyến trên điều trị. Nhất là những bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa (chuyển viện bệnh nặng cho 632 trường hợp).

Cô Chín Liên

 Tôi được nghe một nhà báo kể lại hai chuyện nhỏ xung quanh phong cách làm việc của cô Chín mà nhà báo từng chứng kiến. Năm trước, Báo Sài gòn Giải phóng vận động mạnh thường quân ở Thành phố Hồ Chí Minh được gần 1.000 ca phẫu thuật mắt đục thủy tinh thể cho người mù nghèo, Hội đã đưa các nhà tài trợ và đoàn bác sĩ phẫu thuật về huyện Vĩnh Thuận- một huyện vùng nông thôn còn nhiều người nghèo. Nhóm nhà báo được Hội mời theo đoàn phản ánh tình hình kể rằng, từ Rạch Giá, họ khởi hành thật sớm đi về huyện cho kịp 7 giờ sáng triển khai phẫu thuật tại Bệnh viện. Thế nhưng, khi đến nơi thấy cô Chín còn đến sớm hơn, mọi công việc Cô đã chuẩn bị xong và ra đón nhà báo.Chúng tôi thật sự ngại vì ai nấy cũng còn rất trẻ, nhưng tác phong chậm hơn Cô.Nhiều nhà báo khi có dịp đến Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo còn cho biết, trong giải quyết công việc cô rất cẩn trọng, xử sự thấu lý, đạt tình. Có lần, gia đình hội viên nhà báo gặp khó khăn (nhà báo từ trần, vợ mắc bệnh tim, con gáiđang học đại học). Khi Hội Nhà báo tỉnh lên tiếng nhờ Hội trợ giúp, cô Chín đã kịp thời trình lãnh đạo Hội giúp viện phí trong thời gian điều trị. Những sự việc tuy nhỏ, nhưng nói lên cái tâm và tấm lòng của một người làm công tác từ thiện xã hội- lớn biết chừng nào.!!!

Ngoài việc thực hiện 4 chương trình trọng tâm, Hội còn tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo tại phòng khám của Văn phòng Hội hoặc tổ chức đi khám ở các xã theo yêu cầu. Đã khám trên 9.000 người bệnh và phát hiện nhiều bệnh nặng chuyển tuyến điều trị. Vận động các nguồn tài trợ khác xây cầu nông thôn, xây phòng học,khoan giếng nước sạch, tăng tập vở cho học sinh nghèo hiếu học…Với chương trình“mái ấm gia đinh”, Hội đã vận động doanh nghiệp ủng hộ 3.000 căn nhà, đến nay đã thực hiện được 2.000 căn. Năm 2010, Hội đã vận động 65 tỷ đồng

 Nhiều người khỏi bệnh, tìm cô tỏ lòng cảm ơn, cô Chín Liên nhẹ nhàng nói: “ bà con khoẻ mạnh, không còn bệnh tật, để có sức khoẻ lao đông cải thiện cuộc sống là tôi hạnh phúc lắm rồi”.

Với những thành tích đó, cô được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba (năm 2007). Năm 2005 và 2008 Thủ tướng Chính Phủ tăng 2 bằng khen và bằng khen của UBND tỉnh.Cô còn là điển hình qua 4 năm thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh”

Hôm qua xin tư liệu viết bài này, cô và chú Bảy Lam (Chủ tịch Hội) đưa tôi  đi tham quan “bệnh viện mi ni” của Hội, liền kề với Văn phòng Hội- đường Bạch Đằng- Rạch Giá. Nơi đây có phòng châm cứu, phòng xem mạch và bốc thuốc gia truyền, phòng tiếp nhận bênh rất khang trang, sạch đẹp. Chú Bảy nói duy nhất cả nước mới có tỉnh Kiên Giang tổ chức được mô hình như thế này. Cả chú và cô Chín Liên đều cho đó là cách làm theo Bác thiết thực và hiệu quả nhất. Bởi tư tưởng của Người là biết hoá thân mình vào hoàn cảnh khó khăn của họ mà tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ vươn lên trong cuộc sống

Ra về, cô còn nói với theo: “ cái gì có thì viết, đừng tô vẻ thêm nghen nhà báo”.Vâng, tôi xin trân trọng sự từ tốn của cô, việc gì làm có lợi ích cho đời, chúng ta tuyên truyền nhân rộng.Việc gì không làm được cũng đừng rêu rao để người đời thêm khó chịu.

Hùng Kiệt Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang