Bà con cũng đều thân quen với dì Lê Thị Danh , tên thường gọi là Sáu Vân, người Tổ trưởng quản lý bếp ăn hiền lành, luôn ân cần, hòa nhã với tất cả mọi người. Nhưng không mấy người biết, để bếp ăn được tồn tại và hoàn thành tốt công việc từ thiện suốt 12năm qua, là tâm sức gầy dựng, chăm lo của 2 thế hệ gia đình dì Sáu.
Năm 2003 cha ruột dì Sáu Vân là ông Lê Văn Tốt, thương cảm trước hoàn cảnh của những người nghèo đến trị bệnh ở bệnh viện y học cổ truyền mà không có tiền mua thức ăn, nước uống, ông đã xin phép lãnh đạo bệnh viện cho xây dựng bếp ăn từ thiện để phục vụ cho bà con. Khi ông Tốt lớn tuổi, đã chuyển giao công việc bếp ăn lại cho vợ và em vợ, 8 năm trở lại đây dì Sáu Vân kế tục công việc từ thiện của gia đình với sự góp sức của Ban điều hành gồm 5 thành viên và quan trọng hơn hết là sự ủng hộ hết mình của chồng và các con.
Dì Sáu Vân (Áo xám) chia phần ăn từ thiện cho bà con ở bệnh viện Y Học cổ truyền
Bà con ở thành phố RG đên tiếp bếp ăn từ thiện BV Y Học cổ truyền
Nguồn kinh phí hoạt động chính của bếp ăn là sự ủng hộ của những tấm lòng hảo tâm. Mỗi ngày bếp ăn phục vụ miễn phí 3 bửa.sáng cháo trắng, nước sôi, trưa và chiều cơm chay. Những ngày chủ nhật còn đổi món cháo chay củ quả, hay cháo đậu đỏ cho bà con. Bình quân l ngày bếp ăn nấu hết 100 ký gạo, 100 miếng đậu hủ và rau, củ quả các loại. Từ gạo, thực phẩm đến gia vị, dầu, đường, chất đốt để nấu ăn đều do mạnh thường quân ủng hộ và có người tự nguyện chở dùm về tận bếp ăn. Riêng tổ nấu ăn có từ 4 đến 8 người, cứ 10 ngày đồi ca một lần, phần lớn là bà con ở tình An Giang qua và bà con ở TPRG tự nguyện đến góp sức. Phương châm phục vụ của bếp ăn từ thiện bệnh viện Y học cổ truyền KG là nóng , ngon miệng và cho bà con ăn no, nhân viên phục vụ luôn ân cần, hòa nhã với tất cả bệnh nhân và thân nhân đến nhận phần ăn.
Bà con An Giang qua giúp bếp ăn từ thiện BV Y Học cổ truyền KG
Gia đình, nhà cửa hiện ở tận Long Xuyên, mỗi tháng dì Sáu Vân đã dành 1/3 thời gian ở KG để trông coi giải quyết công việc của bếp ăn, mỗi khi nguồn tiền chi trả chi phí vận chuyển hàng hóa, đi lại cho tổ viên nghèo bị thiếu hụt thì gia đình dì sẽ góp thêm vào chỗ thiếu.
Dì Sáu Vân nhận gạo, gia vị do các mạnh thường quân ủng hộ bếp ăn
Hoạt động một bếp ăn từ thiện là công việc khó khăn, không chỉ do vất vả với công việc tổ chức nấu nướng phục vụ mà còn phả ilàm sao sử dụng đồng tiền, vật chất đóng góp của những nhà hảo tâm đúng mục đích, đúng đối tượng, không thất thoát, lãng phí. Điều nầy đã được anh chị em thành viên trong Tổ thực hiện nghiêm khắc, với tâm niệm “Làm từ thiện phải luôn giữ cho tâm trong sạch”. Việc làm tốt và tiếng tốt về cung cách hoạt động của Bếp ăn từ thiện bệnh viện Y Học cổ truyền Kiên Giang đã tạo được lòng tin và sự ủng hộ lâu dài của những tổ chức, cá nhân có tấm lòng nhân ái, để cùng chung tay giúp đỡ cho những bệnh nhân nghèo./.